Sinh thái học Ruồi

Các bộ phận của ruồi Giải phẫu ruồi nhà.
I: đầu;
II: ngực
III: bụng.
1: mảnh lưng trước (prescutum)2: lỗ thở trước3: mảnh lưng giữa (scutum)4: basicosta (sườn gốc)5: mũ (calypter)6: scutellum (vảy nhỏ)7: gân cánh8: cánh9: mảnh bụng10: haltere11: lỗ thở sau12: xương đùi (femur)13: đốt ống (tibia)14: cựa15: khối xương cổ chân16: mảnh bên ngực trước (propleuron)17: tấm ngực trước (prosternum)18: mảnh bên ngực giữa (mesopleuron)19: tấm ngực giữa (mesosternum)20: mảnh bên ngực sau (metapleuron)21: tấm ngực sau (metasternum)22: Mắt phức23: arista24: lông mũi25: xúc tu hàm trên26: môi dưới (labium)27: phần cuối môi dưới (labellum)28: khí quản giả (pseudotracheae)

Bộ côn trùng hai cánh rất đa dạng về mặt sinh thái học. Ruồi sống ký sinh, bao gồm nội ký sinh như loài bot fly và ngoại ký sinh như muỗi, ruồi đen, ruồi cát hoặc rận. Rất nhiều loài ruồi ăn xác những sinh vật chết.

Một số loài hút máu để sinh tồn như muỗi hoặc horse fly. Cũng có những loài ruồi giúp cho công việc thụ phấn của thực vật dễ dàng hơn, chúng là những loài ăn phấn hoa hoặc mật.

Vòng đời của ruồi bao gồm: trứng, ấu trùng (còn gọi là giòi), nhộng và trưởng thành (có cánh). Thức ăn cho những con ấu trùng khác với khi chúng trưởng thành. Ví dụ như ấu trùng muỗi sống trong nước và ăn các mảnh vụn trong khi muỗi đực trưởng thành ăn mật hoa và muỗi cái hút máu.

Loài ruồi phụ thuộc nhiều vào thị lực để sinh tồn. Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài ruồi nhìn được hình ảnh 3D rõ nét. Một vài loài khác như Ormia ochracea có cơ quan thính giác tiến hóa.

Ruồi ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử... Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng. Ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới truyền bệnh.